Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
85054

Vị trí địa lý xã Vĩnh Khang

Ngày 11/12/2017 20:29:48

Vĩnh Khang là một xã đồng bằng của huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, nằm giáp với ngã ba sông, nơi sông Bưởi đổ vào sông Mã. Vĩnh Khang cách huyện lỵ Vĩnh Lộc 5km về phía Nam. Xã Vĩnh Khang có mã số Quốc gia 271309. Tổng diện tích tự nhiên của xã Vĩnh Khang là 410,14 ha.
Phía Bắc giáp xã Vĩnh Thành và làng Thọ Vực xã Vĩnh Ninh.
Phía Nam giáp con sông Mã (bên sông là xã Yên Phong, Yên Thái, huyện Yên Định).
Phía Đông giáp sông Bưởi (bên sông là làng Lợi Chấp, xã Vĩnh Hòa).
Phía Tây giáp làng Kỳ Ngãi, làng Phi Bình, xã Vĩnh Ninh.
Điểm cực Bắc nằm ở khu vực bến Phà Công (cũ) giáp với xã Vĩnh Thành.
Điểm cực Nam nằm ở giữa sông Mã, giáp với xã Yên Phong, huyện Yên Định.
Điểm cực Đông nằm ở giữa sông Bưởi, giáp làng Lợi Chấp, xã Vĩnh Hòa.
Điểm cực Tây ở phía Tây chân núi Cẩm Ven, giáp làng Phi Bình, xã Vĩnh Ninh.
Xã Vĩnh Khang nằm vào vùng lõm của huyện Vĩnh Lộc, là nơi hợp lưu của sông Mã và sông Bưởi. Năm 1910, người Pháp mở con đường cho ô tô chạy từ Đò Lèn (Hà Trung) lên Phố Giáng (Vĩnh Lộc), trong đó có qua Phà Công và qua đất làng Hồ Nam (Vĩnh Khang) với chiều dài khoảng 500 m. Nhưng đoạn đường này cách trung tâm làng Hồ Nam (Vĩnh Khang) khoảng 2 km.
Xưa kia, người dân làng Vĩnh Khang ra khỏi làng thường đi trên con đường trước làng lên Phi Bình (xã Vĩnh Ninh) hoặc từ ngõ Ngã Ba đi đường Bờ Hón lên núi Công (làng Phụng Công, xã Vĩnh Thành).
Về đường thủy có đò dọc sông Mã từ Thanh Hóa lên Phủ Quảng, (Phố Giáng) lên Cẩm Thủy và ngược lại. Sau này lại có ca nô chạy từ Hàm Rồng lên Thạch Thành qua sông Bưởi và ngược lại. Ngoài ra, Vĩnh Khang còn có bến đò ngang sông Mã sang làng Lê, nay thuộc xã Yên Thái (Yên Định).
Hiện tại hệ thống đường bộ ở Vĩnh Khang từ ngõ xóm đến đường cái được bê tông hóa. Đặc biệt toàn bộ mặt đê sông Mã, sông Bưởi được đổ bê tông và trở thành đường đi lại dễ dàng, thuận tiện. Từ năm 1998, cầu Công trên dòng sông Bưởi - rồi cầu Kiểu trên dòng sông Mã được xây dựng, đảm bảo cho huyện Vĩnh Lộc nói chung và xã Vĩnh Khang nói riêng thông thương với mọi miền đất nước. Với hệ thống đường bộ hiện nay của Vĩnh Khang đã góp phần quan trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng ở địa phương.
* Địa hình
Vĩnh Khang là một xã nhỏ, nhưng lại nằm giữa sông Mã và sông Bưởi nên có cả đồng ruộng và đồng bãi, trong đó đồng bãi ngoài đê sông Mã có tới 75ha. Vĩnh Khang có một núi đá và 2 núi đất.. Một núi đá được gọi là núi Cẩm Ven hay núi Chùa Ngói. Núi đá này nằm trên diện tích 3ha, đỉnh cao khoảng 70m. Nói là núi đá, nhưng dưới chân núi và lưng chừng núi nhân dân vẫn trồng cây lâm nghiệp được. (Diện tích trồng cây lâm nghiệp là 2,04ha, còn lại 0,96 ha hoàn toàn là đá). Về hai núi đất, đó là núi Nang và núi Thuyền, trong đó núi Nang chiếm 3,3 ha, núi Thuyền liền với núi Nang với diện tích 2,2 ha. Núi Nang trước kia có tên là núi Nùng, có độ cao so với mặt ruộng khoảng 15m, sau này chóp núi Nang được hạ thấp lấy đất đắp đê, hiện tại núi Nang có độ cao so với mặt ruộng khoảng 10m, núi Thuyền có độ cao so với mặt ruộng khoảng 2m. Trên núi Nang hiện nay có Đài tưởng niệm liệt sỹ, trường tiểu học, trạm xá và là khu dân cư của xã. Toàn bộ diện tích núi Thuyền được bố trí nghĩa địa của xã.
Đồng ruộng Vĩnh Khang có độ nghiêng từ Tây sang Đông, do đó đã tạo ra dòng chảy từ Tây sang Đông, đó là hón Công chảy ra sông Bưởi qua cống Công. Đặc biệt, đồng ruộng ở Vĩnh Khang thấp so với đồng ruộng của xã Vĩnh Thành, Vĩnh Ninh, do đó khi mưa to nước trên các cánh đồng của xã Vĩnh Thành, Vĩnh Ninh đều chảy dồn về cánh đồng của xã Vĩnh Khang để đổ ra sông Bưởi qua cống Công (cống qua đê). Cống Công được xây dựng từ thời Pháp thuộc, nhưng cửa cống nhỏ, những năm trời mưa to nước chảy không kịp ruộng đồng Vĩnh Khang bị ngập úng, mất mùa. Mặc dù cống Công được mở rộng, nhưng mỗi khi trời mưa to, nước ở các xã dồn về Vĩnh Khang vẫn không chảy kịp, do đó năm 2008 UBND tỉnh Thanh Hóa đã cho xây dựng cống tiêu úng qua đê sông Mã (tại khu vực đầu làng).
* Đất đai, thổ nhưỡng
Tổng diện tích tự nhiên của xã Vĩnh Khang là 410,14ha; trong đó có các loại đất:
- Đất sản xuất nông nghiệp hàng năm 267,09 ha.
- Đất trồng cây lâm nghiệp 2,04 ha;
- Đất thổ cư 22,95 ha;
- Đất ao hồ (trong đồng) 0,93 ha;
- Núi đá 0,96 ha
- Phần còn lại là các loại đất khác.
Đất ở Vĩnh Khang có hai loại đất chính đó là đất được phù sa bồi đắp hàng năm và đất không được phù sa bồi đắp hàng năm.
Đất được phù sa bồi đắp hàng năm là đất bãi bên sông Mã, nằm ở ngoài đê, chạy suốt từ đầu làng (núi Cẩm Ven) xuống đến cuối làng với diện tích 75 ha. Trong đó dải đất bãi ở phía đầu làng hẹp, đất bãi ở trước làng và cuối làng là bãi đất rộng. Hàng năm vào mùa mưa lũ, nước sông Mã lên cao lại đem phù sa màu mỡ bồi đắp cho diện tích đất bãi này.
Đất bãi phù sa là loại đất tốt cả lí tính và hóa tính, không chua. Cây trồng chính trên đất bãi là cây ngô, đậu, lạc, vừng, cây dâu và rau màu các loại. Vĩnh Khang là một trong các xã ở Vĩnh Lộc hàng năm sản xuất nhiều các loại rau, củ, quả làm hàng hóa bán ra thị trường trong huyện và ngoài huyện.
Về đất ruộng của Vĩnh Khang cũng là loại đất có độ phì nhiêu cao, được lắng đọng bởi phù sa của dòng sông Mã và dòng sông Bưởi từ xa xưa để lại. Tầng đất màu ở đây dày, ruộng đồng bằng phẳng, chế độ nước và không khí trong đất điều hòa. Thành phần cơ lý lớp đất mặt từ cát pha đến đất thịt trung bình. Đất ít chua, có độ mùn trung bình, các chất dinh dưỡng tổng hợp và dễ tiêu trong đất vào loại khá. Đây là loại đất có chất lượng tốt, là nơi trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp hàng năm, là loại đất thuận lợi nhất cho canh tác nông nghiệp. Trước đây, ngoài cây lúa, Vĩnh Khang còn trồng các cây công nghiệp là cây bông, cây thuốc lá. Loại đất này ở Vĩnh Khang có 192 ha chiếm trên 71% diện tích đất nông nghiệp của xã.
Vĩnh Khang là một xã đồng bằng của huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, nằm giáp với ngã ba sông, nơi sông Bưởi đổ vào sông Mã. Vĩnh Khang cách huyện lỵ Vĩnh Lộc 5km về phía Nam. Xã Vĩnh Khang có mã số Quốc gia 271309. Tổng diện tích tự nhiên của xã Vĩnh Khang là 410,14 ha.
Phía Bắc giáp xã Vĩnh Thành và làng Thọ Vực xã Vĩnh Ninh.
Phía Nam giáp con sông Mã (bên sông là xã Yên Phong, Yên Thái, huyện Yên Định).
Phía Đông giáp sông Bưởi (bên sông là làng Lợi Chấp, xã Vĩnh Hòa).
Phía Tây giáp làng Kỳ Ngãi, làng Phi Bình, xã Vĩnh Ninh.
Điểm cực Bắc nằm ở khu vực bến Phà Công (cũ) giáp với xã Vĩnh Thành.
Điểm cực Nam nằm ở giữa sông Mã, giáp với xã Yên Phong, huyện Yên Định.
Điểm cực Đông nằm ở giữa sông Bưởi, giáp làng Lợi Chấp, xã Vĩnh Hòa.
Điểm cực Tây ở phía Tây chân núi Cẩm Ven, giáp làng Phi Bình, xã Vĩnh Ninh.
Xã Vĩnh Khang nằm vào vùng lõm của huyện Vĩnh Lộc, là nơi hợp lưu của sông Mã và sông Bưởi. Năm 1910, người Pháp mở con đường cho ô tô chạy từ Đò Lèn (Hà Trung) lên Phố Giáng (Vĩnh Lộc), trong đó có qua Phà Công và qua đất làng Hồ Nam (Vĩnh Khang) với chiều dài khoảng 500 m. Nhưng đoạn đường này cách trung tâm làng Hồ Nam (Vĩnh Khang) khoảng 2 km.
Xưa kia, người dân làng Vĩnh Khang ra khỏi làng thường đi trên con đường trước làng lên Phi Bình (xã Vĩnh Ninh) hoặc từ ngõ Ngã Ba đi đường Bờ Hón lên núi Công (làng Phụng Công, xã Vĩnh Thành).
Về đường thủy có đò dọc sông Mã từ Thanh Hóa lên Phủ Quảng, (Phố Giáng) lên Cẩm Thủy và ngược lại. Sau này lại có ca nô chạy từ Hàm Rồng lên Thạch Thành qua sông Bưởi và ngược lại. Ngoài ra, Vĩnh Khang còn có bến đò ngang sông Mã sang làng Lê, nay thuộc xã Yên Thái (Yên Định).
Hiện tại hệ thống đường bộ ở Vĩnh Khang từ ngõ xóm đến đường cái được bê tông hóa. Đặc biệt toàn bộ mặt đê sông Mã, sông Bưởi được đổ bê tông và trở thành đường đi lại dễ dàng, thuận tiện. Từ năm 1998, cầu Công trên dòng sông Bưởi - rồi cầu Kiểu trên dòng sông Mã được xây dựng, đảm bảo cho huyện Vĩnh Lộc nói chung và xã Vĩnh Khang nói riêng thông thương với mọi miền đất nước. Với hệ thống đường bộ hiện nay của Vĩnh Khang đã góp phần quan trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng ở địa phương.
* Địa hình
Vĩnh Khang là một xã nhỏ, nhưng lại nằm giữa sông Mã và sông Bưởi nên có cả đồng ruộng và đồng bãi, trong đó đồng bãi ngoài đê sông Mã có tới 75ha. Vĩnh Khang có một núi đá và 2 núi đất.. Một núi đá được gọi là núi Cẩm Ven hay núi Chùa Ngói. Núi đá này nằm trên diện tích 3ha, đỉnh cao khoảng 70m. Nói là núi đá, nhưng dưới chân núi và lưng chừng núi nhân dân vẫn trồng cây lâm nghiệp được. (Diện tích trồng cây lâm nghiệp là 2,04ha, còn lại 0,96 ha hoàn toàn là đá). Về hai núi đất, đó là núi Nang và núi Thuyền, trong đó núi Nang chiếm 3,3 ha, núi Thuyền liền với núi Nang với diện tích 2,2 ha. Núi Nang trước kia có tên là núi Nùng, có độ cao so với mặt ruộng khoảng 15m, sau này chóp núi Nang được hạ thấp lấy đất đắp đê, hiện tại núi Nang có độ cao so với mặt ruộng khoảng 10m, núi Thuyền có độ cao so với mặt ruộng khoảng 2m. Trên núi Nang hiện nay có Đài tưởng niệm liệt sỹ, trường tiểu học, trạm xá và là khu dân cư của xã. Toàn bộ diện tích núi Thuyền được bố trí nghĩa địa của xã.
Đồng ruộng Vĩnh Khang có độ nghiêng từ Tây sang Đông, do đó đã tạo ra dòng chảy từ Tây sang Đông, đó là hón Công chảy ra sông Bưởi qua cống Công. Đặc biệt, đồng ruộng ở Vĩnh Khang thấp so với đồng ruộng của xã Vĩnh Thành, Vĩnh Ninh, do đó khi mưa to nước trên các cánh đồng của xã Vĩnh Thành, Vĩnh Ninh đều chảy dồn về cánh đồng của xã Vĩnh Khang để đổ ra sông Bưởi qua cống Công (cống qua đê). Cống Công được xây dựng từ thời Pháp thuộc, nhưng cửa cống nhỏ, những năm trời mưa to nước chảy không kịp ruộng đồng Vĩnh Khang bị ngập úng, mất mùa. Mặc dù cống Công được mở rộng, nhưng mỗi khi trời mưa to, nước ở các xã dồn về Vĩnh Khang vẫn không chảy kịp, do đó năm 2008 UBND tỉnh Thanh Hóa đã cho xây dựng cống tiêu úng qua đê sông Mã (tại khu vực đầu làng).
* Đất đai, thổ nhưỡng
Tổng diện tích tự nhiên của xã Vĩnh Khang là 410,14ha; trong đó có các loại đất:
- Đất sản xuất nông nghiệp hàng năm 267,09 ha.
- Đất trồng cây lâm nghiệp 2,04 ha;
- Đất thổ cư 22,95 ha;
- Đất ao hồ (trong đồng) 0,93 ha;
- Núi đá 0,96 ha
- Phần còn lại là các loại đất khác.
Đất ở Vĩnh Khang có hai loại đất chính đó là đất được phù sa bồi đắp hàng năm và đất không được phù sa bồi đắp hàng năm.
Đất được phù sa bồi đắp hàng năm là đất bãi bên sông Mã, nằm ở ngoài đê, chạy suốt từ đầu làng (núi Cẩm Ven) xuống đến cuối làng với diện tích 75 ha. Trong đó dải đất bãi ở phía đầu làng hẹp, đất bãi ở trước làng và cuối làng là bãi đất rộng. Hàng năm vào mùa mưa lũ, nước sông Mã lên cao lại đem phù sa màu mỡ bồi đắp cho diện tích đất bãi này.
Đất bãi phù sa là loại đất tốt cả lí tính và hóa tính, không chua. Cây trồng chính trên đất bãi là cây ngô, đậu, lạc, vừng, cây dâu và rau màu các loại. Vĩnh Khang là một trong các xã ở Vĩnh Lộc hàng năm sản xuất nhiều các loại rau, củ, quả làm hàng hóa bán ra thị trường trong huyện và ngoài huyện.
Về đất ruộng của Vĩnh Khang cũng là loại đất có độ phì nhiêu cao, được lắng đọng bởi phù sa của dòng sông Mã và dòng sông Bưởi từ xa xưa để lại. Tầng đất màu ở đây dày, ruộng đồng bằng phẳng, chế độ nước và không khí trong đất điều hòa. Thành phần cơ lý lớp đất mặt từ cát pha đến đất thịt trung bình. Đất ít chua, có độ mùn trung bình, các chất dinh dưỡng tổng hợp và dễ tiêu trong đất vào loại khá. Đây là loại đất có chất lượng tốt, là nơi trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp hàng năm, là loại đất thuận lợi nhất cho canh tác nông nghiệp. Trước đây, ngoài cây lúa, Vĩnh Khang còn trồng các cây công nghiệp là cây bông, cây thuốc lá. Loại đất này ở Vĩnh Khang có 192 ha chiếm trên 71% diện tích đất nông nghiệp của xã.

CÔNG KHAI KQ GIẢI QUYẾT TTHC